Triển khai kịp thời nguồn thu kinh phí công đoàn để chăm lo cho người lao động.

Công nhân lao động là đối tượng chính được thụ hưởng kinh phí công đoàn. Ảnh: D.M.Đ


Ngày 17.1, tại TPHCM, Tổng LĐLĐ VN đã tổ chức hội nghị tập huấn các quy định về tài chính công đoàn (CĐ) theo Luật CĐ 2012 và nguyên tắc  xây dựng dự toán tài chính năm 2013.


Khai mạc lớp tập huấn, Phó Chủ tịch (PCT) Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính nói: “Trong khi chờ Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn thực hiện, Tổng LĐLĐVN ban hành quy định tạm thời về thu, phân cấp thu, sử dụng, quản lý nguồn thu kinh phí CĐ, để đưa Luật CĐ 2012 vào cuộc sống nhằm kịp thời chăm lo cho NLĐ”.


Không căn cứ vào quyết toán BHXH


Theo Luật CĐ 2012, tất cả các cơ quan, tổ chức, DN dù đã hay chưa thành lập CĐCS đều có nghĩa vụ trích nộp kinh phí CĐ bằng 2% quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH, trong đó  khoản 2, Điều 26 quy định đối tượng thu kinh phí CĐ gồm: Các loại hình DN thành lập và  hoạt động theo Luật DN (kể cả DN thuộc lực lượng vũ trang); các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; HTX, liên hiệp HTX hoạt động theo Luật HTX thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc; cơ quan nhà nước từ cấp phường, xã, thị trấn trở lên...


Theo đó, QĐ số 170/QĐ-TLĐ ngày 9.1.2013 của Đoàn Chủ tịch TLĐ, tạm thời hướng dẫn như sau: Từ 1.1.2013, các cơ quan, tổ chức, DN đóng kinh phí CĐ mỗi tháng một lần. Đối với DN, kinh phí CĐ của tháng trước đóng trong vòng 10 ngày đầu tháng sau. Đối với đơn vị HCSN, kinh phí CĐ đóng cùng với kỳ rút kinh phí chi lương hằng tháng.


Đối với các cơ quan, tổ chức, DN có quy mô nhỏ hoặc DN có chu kỳ sản xuất sản phẩm kéo dài,  LĐLĐ tỉnh, TP, CĐ ngành TƯ, CĐ TCty trực thuộc TLĐ quy định thời gian đóng kinh phí cho phù hợp ... Riêng đối với DN, khoản đóng kinh phí CĐ hạch toán vào chi phí SXKD; còn các tổ chức, đơn vị sử dụng các nguồn khác đóng kinh phí CĐ thì hạch toán vào chi phí các nguồn khác của đơn vị.


Điều đáng lưu ý ở đây là, mặc dù việc thu kinh phí bằng 2% quỹ lương đóng BHXH, nhưng phải lấy NLĐ làm đối tượng  để tính ra quỹ tiền lương thu kinh phí CĐ chứ không căn cứ vào kết quả quyết toán BHXH, vì hiện nay rất nhiều DN không đóng BHXH đầy đủ cho tất cả NLĐ.


Tập trung cho cơ sở


Tại QĐ170/QĐ-TLĐ quy định: CĐCS được phân cấp thu kinh phí CĐ có trách nhiệm nộp lên CĐ cấp trên trực tiếp 35% số thu kinh phí của đơn vị; 40% số thu đoàn phí của đoàn viên. Trong năm nộp theo dự toán, khi có báo cáo quyết toán nộp theo số thu quyết toán. Đối với CĐ cấp trên được phân cấp thu kinh phí CĐ, khi nhận được kinh phí do DN đóng, phải cấp 65% số thu kinh phí cho CĐCS và được bù trừ 40% số thu đoàn phí CĐCS phải nộp lên. Đối với tổ chức, DN chưa thành lập CĐCS, CĐ cấp trên được phân cấp thu phí CĐ sử dụng 65% số thu để chi cho hoạt động của đơn vị này theo quy định của TLĐ; nếu chi chưa hết thì tích lũy và chuyển cho CĐCS của đơn vị đó sau khi được thành lập...


Tại lớp tập huấn, PCT Mai Đức Chính chỉ đạo: “Để Luật CĐ 2012 đi vào cuộc sống, ban thường vụ LĐLĐ các tỉnh - thành; CĐ ngành TƯ; CĐ TCty trực thuộc Tổng LĐLĐ VN đề nghị với chủ tịch UBND tỉnh, bộ trưởng, chủ tịch tập đoàn, tổng giám đốc TCty..., có văn bản  chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, DN trực thuộc đóng kinh phí CĐ theo đúng quy định của Luật CĐ 2012 và quy định tạm thời của Tổng LĐLĐ VN cho đến khi Chính phủ chính thức có nghị định hướng dẫn việc này, nhằm kịp thời chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho NLĐ, đặc biệt là ở cấp cơ sở”.

 

Theo laodong.com.vn

 

CÁC ĐƠN VỊ LIÊN KẾT

may rang ca phe ca phe sach ca phe nguyen chat may photocopy thue may photocopy