Nhiều doanh nghiệp thờ ơ trước tính mạng công nhân.

Sau 18 năm thực hiện pháp luật về ATVSLĐ, số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) giảm nhưng số người bị nạn lại tăng cao, do chế tài và cơ chế còn nhiều bất cập và điều quan trọng nhất là nhiều người sử dụng LĐ vẫn chưa quan tâm tới sức khoẻ, tính mạng người LĐ.

 

Bất kỳ loại hình DN nào trong sản xuất đều phải đảm bảo ATVSLĐ cho công nhân. Ảnh: Q.C


Số vụ TNLĐ thực tế  gấp 3 lần báo cáo


Theo Bộ LĐTBXH, chỉ  riêng giai đoạn 2001-2012,  mỗi năm bình quân cả nước có khoảng  6.000 vụ TNLĐ/năm, làm hơn 6.000 người bị nạn, trong đó có khoảng 500 vụ TNLĐ chết người,  thiệt mạng gần 600 người. TNLĐ tập trung nhiều trong lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản.


Theo thống kê của Tổng LĐLĐVN thì 68,54% DN vừa và nhỏ không có mạng lưới ATVSV và nhiều DN chỉ xây dựng với hình thức đối phó (60,71% hoạt động tốt và 39,29% hoạt động đối phó).

 

Điển hình như vụ sập cầu Cần Thơ làm 53 người bị chết; vụ nổ khí mêtan tại mỏ than Mạo Khê (Quảng Ninh) làm 19 người chết, 12 người bị thương; vụ sập mỏ đá D3 công trình thuỷ điện Bản Vẽ (Nghệ An) làm chết 18 người và gần đây nhất, ngày 5.12 vụ nổ xe bồn chứa gas tại KCN Bắc Ninh làm bị thương 32 người. Theo Cục ATLĐ (Bộ LĐTBXH), chỉ khảo sát tại 3 BV lớn là Việt-Đức (Hà Nội); Chợ Rẫy (TPHCM) và Trung ương Huế đã có trên 6.000  người LĐ bị TNLĐ đến cấp cứu, điều trị, cao hơn con số báo cáo của cả nước gần 400 người.


Nguyên nhân do công tác thống kê TNLĐ còn yếu và các đơn vị sử dụng LĐ thường ém nhẹm các vụ TNLĐ, tự giải quyết bồi thường với người bị nạn hoặc thân nhân của họ. Do vậy, tỉ lệ khai báo thấp, theo thống kê tại các BV, cơ sở y tế về số người nhập viện do TNLĐ cao gấp 3 lần so với số liệu báo cáo. Theo số liệu báo cáo từ các trạm y tế và BHXH VN thì từ năm 2005-2009 trung bình mỗi năm có 1.779 người bị chết vì TNLĐ.


Theo Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền, nguyên nhân của số vụ TNLĐ gia tăng trong thời gian gần đây do số lượng DN tăng nhanh, công nghệ sản xuất ở nhiều ngành còn lạc hậu; nhiều ngành nghề sản xuất mới ra đời, nhất là các ngành có nguy cơ TNLĐ như hoá chất, chế tạo, lắp ráp cơ khí.


Nhiều DN chưa quan tâm tới công tác ATVSLĐ và một bộ phận NLĐ  chưa có ý thức tự bảo vệ mình trong LĐSX. Lực lượng thanh tra mỏng, chế tài xử phạt nhẹ, rất ít vụ TNLĐ nghiêm trọng bị truy cứu trách nhiệm hình sự (tỉ lệ đề nghị xử lý hình sự chỉ 1-2%), nên tính răn đe hạn chế. Hệ thống pháp luật về ATVSLĐ nhiều nhưng chồng chéo...


TNLĐ chết người, cần xử lý hình sự


Theo thống kê, mỗi năm chỉ có 13,8% số DN khối tư nhân tham gia tập huấn về ATVSLĐ, do vậy việc cập nhật thông tin, kiến thức và các văn bản pháp luật là hạn chế, dẫn tới người sử dụng LĐ không hiểu biết đầy đủ về các nghĩa vụ của họ trong công tác BHLĐ, ATVSLĐ mà pháp luật quy định. Ngoài ra, tại những đơn vị này, máy móc SX  lạc hậu, đặc biệt là tại các cơ sở sản xuất gạch ngói, vôi, ximăng, khai thác đá, đúc kim loại...


LĐ thủ công chiếm 70 - 80%, trong đó trên 80% số LĐ phải làm việc trong môi trường nặng nhọc, vất vả. Sự ô nhiễm về bụi (chiếm 43%), hoá chất (chiếm 30%),  tiếng ồn và mùi hôi thối (chiếm 11%)... đã ảnh hưởng tới sức khoẻ NLĐ. Ngoài ra, tỉ lệ máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ được sử dụng trong các DN vừa và nhỏ còn khá cao, chiếm 31,4% tổng số máy móc thiết bị được thống kê, chủ yếu là nồi hơi (8,17%); máy nén khí (5.48%); 21,59 máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về  ATVSLĐ không được khai báo.

 

Trong 18 năm qua, Tổng LĐLĐVN đã 3 lần tổ chức Hội thi ATVSV giỏi toàn quốc và gần 300 cuộc thi cấp tỉnh... Tỉ lệ CNLĐ được tập huấn về ATVSLĐ hằng năm đạt trên 80% với trên 160.000 mạng lưới ATVSV. Từ năm 2008 đến tháng 6.2012 tổ chức CĐ đã phát 1.385.060 tờ rơi và kẻ vẽ 607.204 panô tuyên truyền về ATVSLĐ đến với NLĐ. Nhưng vẫn còn nhiều DN thờ ơ trước vấn đề ATVSLĐ.


Theo thống kê của Tổng LĐLĐVN thì 68,54% DN vừa và nhỏ không có mạng lưới ATVSV và nhiều DN chỉ xây dựng với hình thức đối phó (60,71% hoạt động tốt và 39,29% hoạt động đối phó). Nhiều kiến nghị cho rằng cần phải xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm ATVSLĐ để xảy ra TNLĐ chết người và phải bị xử lý hình sự.


Ông Nguyễn Trung Sơn - Phó trưởng ban Chính sách Pháp luật (Tổng LĐLĐVN) kiến nghị: “Ngoài việc yêu cầu DN thực hiện tốt một số chế độ chính sách đối với NLĐ như khám - chữa bệnh định kỳ, đóng bảo hiểm... Cần  yêu cầu DN thực hiện nghiêm việc huấn luyện công tác ATVSLĐ như vậy mới bảo vệ tốt nhất cho NLĐ”.

 

Theo laodong.com.vn

CÁC ĐƠN VỊ LIÊN KẾT

may rang ca phe ca phe sach ca phe nguyen chat may photocopy thue may photocopy