Nêu cao tinh thần trách nhiệm với công nhân viên chức lao động.
Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng đang giải thích cho CN Cty Hansoll Vina
về quyền của NLĐ trong quan hệ lao động. Ảnh: p.v
Ngày 26.12, tại TP.Hồ Chí Minh, Tổng LĐLĐVN (TLĐ) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 10 - khoá X.
Hội nghị do Thường trực Đoàn Chủ tịch đứng đầu là Uỷ viên T.Ư Đảng - Chủ tịch TLĐ Đặng Ngọc Tùng chủ trì, với sự tham gia của đại diện Ban Tổ chức T.Ư, Ban Dân vận T.Ư, Văn phòng T.Ư Đảng; các Uỷ viên Đoàn Chủ tịch và 145 Uỷ viên Ban Chấp hành TLĐ, để bàn nhiều nội dung quan trọng của BCH khoá X và XI đối với những vấn đề lớn nhằm đẩy mạnh hoạt động của các cấp công đoàn, nêu cao tinh thần trách nhiệm với CNVCLĐ
Chăm lo, bảo vệ CNVCLĐ
Tại lễ khai mạc, Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng thay mặt BCH TLĐ đánh giá kết quả hoạt động CĐ năm 2012: Đã bám sát yêu cầu của CNVCLĐ một cách có trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt là việc tham gia xây dựng chính sách pháp luật. Luật CĐ sửa đổi được Quốc hội (khóa XIII) thông qua, đã kịp thời thể chế hóa quan điểm và hoàn thiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Xác định rõ vị trí, chức năng, quyền và cơ chế để đảm bảo công tác CĐ được thực hiện tốt trong thời gian tới. Phát huy vai trò của CĐ trong công tác xây dựng quan hệ LĐ hài hòa, góp phần ổn định KT-XH.
Đáng nói, hệ thống tổ chức CĐ đã thực hiện tốt Nghị quyết 20-NQ/TW tiếp tục xây dựng GCCN Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Các phong trào thi đua do CĐ phát động thực sự là đòn bẩy giúp phát triển KT-XH, tiêu biểu là công trình Nhà máy thủy điện Sơn La về trước thời hạn 3 năm...
“Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Trường Sa, Hoàng Sa” là một chương trình nổi bật của tổ chức CĐ được triển khai, có ý nghĩa chính trị xã hội to lớn, đã động viên việc thành lập nghiệp đoàn nghề cá nói riêng, chia sẻ khó khăn, vất vả với ngư dân Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, CĐ đã tham mưu cho Ban Bí thư T.Ư Đảng ban hành chỉ thị số12-CT/TW về lãnh đạo ĐHCĐ các cấp và ĐH CĐVN khoá XI nhiệm kỳ 2013-2018. Kết luận của Ban Bí thư T.Ư Đảng về tổ chức “Tháng CN” đã tạo sự chuyển biến quan trọng trong chỉ đạo và phối hợp giữa CĐ với các cấp ủy đảng. Đối với 7 nhóm kiến nghị của TLĐ, tại buổi làm việc với ĐCT ngày 22.2.2012, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho tổ chức CĐ chăm lo, bảo vệ đoàn viên và CNVCLĐ.
Đặc biệt, “Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Trường Sa, Hoàng Sa” là một chương trình nổi bật của tổ chức CĐ được triển khai, có ý nghĩa chính trị xã hội to lớn, đã động viên việc thành lập nghiệp đoàn nghề cá nói riêng, chia sẻ khó khăn, vất vả với ngư dân Việt Nam nói chung. Về công tác tổ chức đại hội CĐ các cấp tiến tới Đại hội CĐVN lần thứ XI, trong năm 2012 cả nước cơ bản đã hoàn thành đại hội (ĐH) và hội nghị cấp cơ sở theo tiêu chí dân chủ, đổi mới; từ đầu 2013 sẽ tiếp tục ĐH cấp tỉnh, ngành...
Đối với nhiệm vụ năm 2013, Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng nhấn mạnh: “Đây là năm tổ chức Đại hội CĐ các tỉnh - thành, CĐ ngành T.Ư để tiến tới Đại hội CĐVN khoá XI trong bối cảnh nền kinh tế đất nước khó khăn; việc triển khai thực hiện BLLĐ sửa đổi và Luật CĐ sửa đổi đòi hỏi các cấp CĐ phải nỗ lực mới mang lại được lợi ích thiết thực hơn cho NLĐ. Chính vì vậy, các cấp CĐ cần tập trung thực hiện 10 nhiệm vụ chính, trong đó đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về “Tiếp tục xây dựng GCCN”...
Phát huy dân chủ
Cũng tại hội nghị, BCH TLĐ đã xem xét kết quả kiểm điểm của Đảng đoàn TLĐ theo Nghị quyết T.Ư 4 khóa X, sau đó thảo luận nhiều nội dung quan trọng như: Dự thảo (DT) báo cáo chính trị của BCH khóa X trình ĐH lần thứ XI; tờ trình của BCH về việc sửa đổi bổ sung Điều lệ CĐVN và DT Điều lệ CĐVN; DT báo cáo hoạt động UBKT năm 2012 và chương trình năm 2013; tờ trình đề án nhân sự BCH và UBKT; tờ trình kế hoạch phân bổ đại biểu dự ĐH lần thứ XI - CĐVN; quán triệt kế hoạch xây dựng quy hoạch chức danh chủ tịch và phó chủ tịch TLĐ nhiệm kỳ 2013-2018.
Lấy ý kiến giới thiệu những uỷ viên BCH khóa X tiếp tục hoặc thôi tham gia BCH khóa X, XI. Tờ trình BCH các quy định về tổ chức và số lượng cán bộ CĐ chuyên trách ở LĐLĐ cấp huyện, CĐ giáo dục huyện, CĐ ngành địa phương. Theo đó, chiều cùng ngày, BCH đã chia làm 4 tổ để thảo luận các nội dung trên.
Thay mặt ĐCT, Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng chỉ đạo: “Các thành viên BCH cần phát huy dân chủ, nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với sự nghiệp của GCCN và CĐ trong việc tập trung trí tuệ nghiên cứu, thẳng thắn thảo luận, tranh luận, để phân tích, làm rõ những tồn tại, thiếu sót và vướng mắc đang nổi lên trong CNVCLĐ và hoạt động CĐ cần giải quyết.
Nêu rõ những bài học kinh nghiệm 5 năm qua. Phân tích sâu 3 chức năng của CĐVN và việc vận dụng 3 chức năng đó cho phù hợp với cơ sở, với từng loại hình kinh tế và đối tượng CNVCLĐ. Làm rõ vai trò trách nhiệm của tổ chức CĐ trong việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức thực hiện các biện pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại DN.
Đặc biệt, phải nghiên cứu đổi mới hình thức, nội dung và phương pháp hoạt động CĐ cho phù hợp với các loại hình CĐCS và cấp trên cơ sở; làm thế nào để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS ở khu vực FDI, DN ngoài nhà nước, và xây dựng CĐCS vững mạnh”.
Nhóm PV
Theo laodong.com.vn