4/ Hướng dẫn qui chế hoạt động của BCH CĐCS lâm thời.
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG QUẬN 11 | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
CĐCS: .……………………………. | Độc Lập – Tự Do - Hạnh Phúc |
Quận 11, ngày …. tháng … năm 20… |
QUY CHẾ LÀM VIỆC
CỦA BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ: ……………………..
NHIỆM KỲ: ………………………………………
- Căn cứ vào Điều Lệ Công đoàn Việt Nam.
- Căn cứ vào Quyết định số: …… /QĐ – BTV của Ban Thường Vụ Liên Đoàn Lao Động Quận 11 công nhận Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.
- Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ đơn vị nhằm góp phần hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra hàng năm của đơn vị, đồng thời để đưa hoạt động của Ban chấp hành vào nề nếp, không ngừng cải thiện chế độ làm việc và phương pháp công tác nhằm phát huy sức mạnh của Ban chấp hành trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đảm bảo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết đại hội Công đoàn cơ sở:……………………………………..
Hội nghị Ban chấp hành Công đoàn cơ sở: …………………………………… đã thống nhất đề ra quy chế làm việc bao gồm các nội dung sau:
PHẦN THỨ NHẤT
TRÁCH NHIỆM QUYỀN HẠN CỦA TẬP THỂ, CÁ NHÂN
A) Trách Nhiệm Và Quyền Hạn Của BCH Công Đoàn
Ban chấp hành Công đoàn trực thuộc sự chỉ đạo của Liên Đoàn Lao Động Quận 11.
Ban chấp hành Công đoàn cơ sở có trách nhiện và quyền hạn như sau:
1. Chấp hành sự lãnh đạo của Liên Đoàn Lao Động Quận 11, quan hệ chặt chẽ với thủ trưởng đơn vị đơn vị, thực hiện tốt nhiệm vụ theo nghị quyết đại hội Công đoàn đã đề ra, đồng thời đôn đốc thực hiện tốt theo thoả ước lao động tập thể đã ký kết.
2. Triển khai đến mỗi đoàn viên Công đoàn các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và của công đoàn.
3. Có trách nhiệm chuẩn bị đại hội Công đoàn khi hết nhiệm kỳ.
4. Bầu chủ tịch, phó chủ tịch, UBKT và chủ nhiệm UBKT hoặc bầu bổ sung BCH và các chức danh kể trên theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
5. Duy trì thường xuyên việc sinh hoạt định kỳ của BCH Công đoàn, tổ Công đoàn có nội dung phong phú đa dạng.
6. Xét khen thưởng, kỷ luật đối với các UV.BCH, UV.UBKT, đoàn viên Công đoàn theo quy định của điều lệ.
7. Kiểm tra và đánh giá hoạt động của tổ Công đoàn.
8. Thực hiện báo cáo hoạt động của Công đoàn cho Công đoàn cấp trên theo quy định.
9. Đại diện chăm lo bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho Đoàn viên Công đoàn và CNVC-LĐ của đơn vị. có trách nhiệm giúp thủ trưởng đơn vị và hướng dẫn cho người lao động ký hợp đồng lao động (không nằm trong biên chế) theo đúng quy định của Bộ luật lao động, ban chấp hành phải có nhiệm vụ tiếp thu các ý kiến phản ánh về nguyện vọng, tâm tư của đoàn viên Công đoàn và CNVC-LĐ để tổng hợp báo cáo với Công đoàn cấp trên và đề xuất với thủ trưởng đơn vị.
10. Quản lý tốt tài chánh và tài sản Công đoàn theo đúng nguyên tắc và chỉ đạo của Công đoàn cấp trên, định kỳ 1 quý kiểm tra 1 lần.
B) Trách Nhiệm Và Quyền Hạn Của Các Thành Viên Trong BCH Công Đoàn
- Đ/c: Chủ tịch Công đoàn cơ sở.
Chủ tịch Công đoàn là người đứng đầu Ban chấp hành Công đoàn chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của CĐCS, có trách nhiệm, quyền hạn như sau:
1. Chịu trách nhiệm chung về hoạt động Công đoàn và giữ vai trò thường trực giải quyết các công việc hàng ngày của CĐCS.
2. Điều hành sự phân công nhiệm vụ của BCH cho các UV.BCH, thay mặt Ban chấp hành theo dõi, đôn đốc hoạt động của các ủy viên.
3. Thay mặt BCH dự họp và làm việc với thủ trưởng đơn vị.
4. Chuẩn bị nội dung cho các kỳ họp Ban chấp hành.
5. Tham gia đầy đủ vào các hoạt động và dự các cuộc họp theo sự triệu tập của Công đoàn cấp trên đồng thời báo cáo theo định kỳ lên Công đoàn cấp trên.
- Đ/c: Phó chủ tịch Công đoàn.
1. Phụ trách một số công tác do BCH Công đoàn phân công, cùng với chủ tịch điều hành xử lý các công việc hàng ngày của CĐCS.
2. Thay thế chủ tịch điều hành các hoạt động chung của BCH khi được chủ tịch ủy quyền và phải chịu trách nhiệm trước chủ tịch và BCH về những phần việc được BCH phân công hoặc được chủ tịch ủy quyền.
3. Giúp chủ tịch dự thảo các chương trình công tác định kỳ và chuẩn bị nội dung cho các kỳ họp BCH.
- Trách nhiệm của các ủy viên ban chấp hành.
1. Tham gia lãnh đạo tập thể BCH tham dự đầy đủ các phiên họp thường kỳ hoặc bất thường của BCH, thảo luận và biểu quyết các công việc của BCH, được quyền chất vấn chủ tịch, phó chủ tịch về những vấn đề mình quan tâm.
Trường hợp không dự họp được, các UV.BCH phải báo cáo lý do với chủ tịch và phải tham gia đóng góp ý kiến của mình với những vấn đề mà BCH sẽ bàn trong kỳ họp bằng văn bản.
2. Chịu trách nhiệm trước BCH về các nhiệm vụ đã được phân công, thường xuyên báo cáo kịp thời kết quả công tác và tình hình của người lao động trong phạm vi trách nhiệm cho BCH và chủ tịch.
PHẦN THỨ HAI
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, HỘI NGHỊ, CHẾ ĐỘ KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
A) Chế Độ Làm Việc, Hội Nghị.
1. Ban chấp hành làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, các hoạt động đều được thông qua BCH, các ủy viên trong BCH chịu trách nhiệm về nhiệm vụ đã được phân công.
2. BCH một tháng họp 1 lần để kiểm điểm và triển khai hoạt động cho kỳ tới, nếu có việc đột xuất, BCH sẽ họp để giải quyết và triển khai kịp thời.
3. Hội nghị BCH có thể mở rộng cho các tổ trưởng Công đoàn tham gia.
4. Chủ tịch chủ trì các hội nghị của BCH, khi chủ tịch đi vắng thì ủy quyền cho phó chủ tịch.
5. Nội dung các hội nghị BCH phải được ghi vào sổ biên bản.
6. Các nghị quyết BCH phải được trên 50% UV.BCH tán thành thì mới có giá trị.
7. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về cấp trên theo quy định và hàng tháng thông báo cho thủ trưởng đơn vị những vấn đề mà 2 bên cùng quan tâm.
8. Hàng quý tổ chức hội nghị toàn thể đoàn viên Công đoàn và CNVC-LĐ tại đơn vị để nghe phản ánh và góp ý về công tác Công đoàn tại đơn vị.
B) Chế Độ Khen Thưởng, Kỷ Luật.
- Để động viên các thành viên tích cực có nhiều sáng kiến đóng góp vào các hoạt động của BCH phục vụ tốt cho các phong trào CNVC-LĐ và hoạt động Công đoàn đồng thời để giử vững kỷ cương, nề nếp sinh hoạt của BCH, BCH Công đoàn Quy định chế độ khen thưởng kỷ luật như sau:
1. Khen thưởng:
Những UV.BCH Công đoàn tham gia đầy đủ các hội nghị, sinh hoạt BCH, thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, có nhiều ý kiến hay góp phần tạo sự chuyển biến tích cực cho phong trào CNLĐ và hoạt động Công đoàn cơ sở không vi phạm các quy định của nhà nước, thì được BCH xét khen thưởng. Ngoài ra, nếu đạt thành tích xuất sắc theo các quy định của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam thì được đề nghị Công đoàn cấp trên xét khen thưởng các danh hiệu thi đua theo định kỳ hàng năm.
2. Kỷ luật:
- Những UV.BCH Công đoàn cơ sở bỏ họp BCH 3 lần không có lý do chính đáng thì BCH góp ýphê bình, nếu 3 lần liên tục thì BCH sẽ xem xét tư cách UV.BCH và áp dụng các hình thức kỷ luật theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Ngoài ra UV BCH bị xử lý kỷ luật thuộc các lĩnh vực được quy định bởi pháp luật nhà nước, thì tuỳ theo mức độ BCH sẽ giải quyết theo từng trường hợp cụ thể.
PHẦN THỨ BA
QUAN HỆ CÔNG TÁC
- Ban chấp hành chịu sự lãnh đạo của chi ủy chi bộ đơn vị (nếu có).
- Ban chấp hành chịu sự lãnh đạo trực tiếp của LĐLĐ Quận 11.
- Sau mỗi kỳ họp BCH Công đoàn, thay mặt BCH Công đoàn đồng chí chủ tịch hoặc phó chủ tịch Công đoàn có nhiệm vụ báo cáo nội dung cuộc họp với cấp ủy (nếu có) và làm việc với thủ trưởng đơn vị về nội dung có liên quan tới người lao động và nội dung trong thoả ước lao động tập thể đã được ký kết.
- Khi có công việc đột xuất, không có điều kiện họp BCH Công đoàn chủ tịch hoặc phó chủ tịch căn cứ vào điều lệ Công đoàn, biên bản đại hội Công đoàn, TƯLĐTT để trao đổi hoặc làm việc với giám đốc nhằm giải quyết mọi sự việc xảy ra được kịp thời.
PHẦN THỨ TƯ
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG
1. Quy chế này đã được BCH thống nhất thông qua và có hiệu lực áp dụng trong nhiệm kỳ, đề nghị các thành viên BCH nêu cao tinh thần trách nhiệm, nghiêm chỉnh thực hiện.
2. Tuỳ theo tình hình cụ thể, từng thời gian BCH – CĐ có nghiên cứu, sữa đổi hoặc bổ sung cho phù hợp.
BCH. CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ:………………………
NHIỆM KỲ :……………………….……
TM. BCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
CHỦ TỊCH