5/ Qui chế về mối quan hệ phối hợp làm việc giữa BCH CĐCS với GĐ Doanh nghiệp.

 


(Nhấn tải về)

 

 

CÔNG TY:………………………… CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Địa chỉ:…………………………….. Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Điện thoại:…………………………. Quận 11, ngày .... tháng ... năm 20…

 

QUI CHẾ


Về mối quan hệ phối hợp làm việc giữa


BCH Công đoàn cơ sở với Giám đốc doanh nghiệp


- Căn cứ chương 4,5,8,13, Bộ Luật lao động (đã được sữa đổi bổ sung) được Quốc hội thông qua ngày 02/4/2002 và có hiệu lực thi hành ngày 11/01/2003.


- Căn cứ Luật công đoàn được Quốc hội thông qua ngày 30/6/1990 qui định về quyền và trách nhiệm của CĐCS trong các cơ quan, doanh nghiệp.


- Căn cứ cuộc họp ngày .... tháng ... năm 20.... giữa doanh nghiệp và BCH CĐCS ……… về việc bàn qui chế phối hợp hoạt động giữa doanh nghiệp và BCH CĐCS ……………….. nhiệm kỳ ………..(20 … - 20 …).


- BCH CĐCS cùng Giám đốc doanh nghiệp thống nhất xây dựng qui chế về mối quan hệ phối hợp hoạt động với các nội dung:


I. NỘI DUNG PHỐI HỢP:


1. Thực hiện các qui định của pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động.


2. Phát huy năng lực và trí tuệ tập thể của CNLĐ góp phần vào việc xây dựng doanh nghiệp vững mạnh và hoạt động có hiệu quả.


3. Giáo dục đội ngũ CNLĐ có ý thức chấp hành tốt nội qui lao động, nắm vững pháp luật lao động, làm cho CNLĐ xác định được quyền lợi và trách nhiệm của mình trong quan hệ lao động.


II. TRÁCH NHIỆM CỤ THỂ CÁC BÊN:


1. Đối với Giám đốc (Chủ doanh nghiệp):


- Tạo điều kiện thuận lợi cho CĐCS hoạt động như: nơi làm việc, thời gian làm việc, kinh phí hoạt động, để CĐCS thực hiện chức năng nhiệm vụ theo qui định của Bộ luật lao động, Luật công đoàn.


- Tiến hành ký và tái ký hợp đồng lao động cho CNLĐ đã và đang làm việc tại doanh nghiệp theo luật định.


- Phối hợp với CĐCS mở đại hội CNVC (đối với DNNN) hoặc Hội nghị người lao động (đối với doanh nghiệp NNN) hàng năm, để CNLĐ được tham gia ý kiến đóng góp trong việc quản lý, xây dựng doanh nghiệp; tổ chức ký kết Thỏa ước lao động tập thể giữa CĐCS và Giám đốc doanh nghiệp.


- Cần tham khảo ý kiến của BCH CĐCS trong việc xây dựng nội qui lao động phù hợp với điều kiện doanh nghiệp và không trái với qui định của pháp luật lao động về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, an toàn lao động, bảo hộ lao động, các hình thức khen thưởng và kỷ luật …


- Có trách nhiệm tham gia giải quyết các thắc mắc khiếu nại của CNLĐ.


- Khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, phải mời đại diện BCH CĐCS đơn vị tham dự.


- Thực hiện kịp thời và đầy đủ các chính sách cho người lao động theo qui định pháp luật.


- Thực hiện trích nộp kinh phí công đoàn 2% theo luật qui định.


2. Đối với Ban chấp hành CĐCS:


- Giáo dục, động viên người lao động làm tròn nghĩa vụ lao động, thực hiện nghiêm chỉnh các qui trình sản xuất, nội qui lao động của doanh nghiệp, động viên CNLĐ phát huy quyền làm chủ tập thể tham gia ý kiến xây dựng, phát triển doanh nghiệp.


- Tham mưu cho Giám đốc tổ chức các cuộc thi tay nghề, nâng bậc thợ trong CNLĐ tại doanh nghiệp, giáo dục động viên người lao động tích cực tham gia các hội thi, học tập nghiệp vụ, văn hoá kiến thức pháp luật ...


- Làm cầu nối giữa CNLĐ và Giám đốc Doanh nghiệp giúp cho Ban giám đốc nắm bắt kịp thời các thông tin, văn bản, chính sách pháp luật có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động, tâm tư nguyện vọng của CNLĐ và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đơn vị xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà vì lợi ích chung của doanh nghiệp và người lao động.


- Tuyên truyền giáo dục CNLĐ hiểu và chấp hành pháp luật nhất là pháp luật lao động cũng như trình tự thủ tục về khiếu nại, khiếu tố, đình công theo qui định pháp luật. Chủ động nắm bắt, tiếp xúc và phối hợp Giám đốc kịp thời giải quyết các thắc mắc khiếu nại của CNLĐ ngay từ  doanh nghiệp.


III. TRÁCH NHIỆM CHUNG:


- Ban chấp hành CĐCS và Ban giám đốc cùng phối hợp phát động các phong trào thi đua nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực; công đoàn có trách nhiệm vận động CNLĐ tích cực hưởng ứng thi đua, Giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm khen thưởng kịp thời cho các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào.


- Phối hợp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề, trình độ chính trị văn hoá và kiến thức pháp luật cho CNLĐ tại đơn vị.


IV. CHẾ ĐỘ HỘI HỌP:


- Ban chấp hành CĐCS và Ban giám đốc doanh nghiệp định kỳ họp mỗi quý 1 lần để thông báo tình hình cho nhau, hoặc giải quyết các vấn đề tồn đọng có liên quan đến doanh nghiệp và người lao động, nội dung cuộc họp định kỳ do BCH CĐCS chuẩn bị. Ngoài thời gian họp định kỳ, BCH CĐCS thường xuyên phối hợp cùng Ban giám đốc doanh nghiệp để trao đổi, bàn bạc và giải quyết các vấn đề phát sinh trong phạm vi doanh nghiệp.


Trên cơ sở những điều khoản đã thống nhất trong qui chế, hai bên phối hợp thực hiện tốt các nội dung trên tinh thần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì thay đổi hai bên cùng bàn bạc để kịp thời điều chỉnh.


Qui chế được áp dụng từ ngày ký đến hết nhiệm kỳ …… (20….- 20….) của BCH CĐCS.



TM. BCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
CHỦ TỊCH GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP

 

CÁC ĐƠN VỊ LIÊN KẾT

may rang ca phe ca phe sach ca phe nguyen chat may photocopy thue may photocopy