2/ Mẫu qui chế làm việc của UBKT CĐCS.
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG QUẬN 11 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
CĐCS Cty ………..….……………… | Độc lập - Tự do - Hạnh |
………., Ngày …. Tháng … năm 20 … |
(Mẫu)
QUY CHẾ LÀM VIỆC
CỦA ỦY BAN KIỂM TRA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
NHIỆM KỲ 20 … - 20 ...
- Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Liên đoàn Lao đông Quận 11;
Ban Chấp Hành CĐCS Công ty………………………………………..…, nhiệm kỳ 20 ... – 20 … ban hành “Quy chế hoạt động của Uỷ ban kiểm tra Công đoàn cơ sở” gồm những điều khoản quy định sau:
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Ủy ban Kiểm tra Công đoàn do Ban Chấp Hành Công đoàn cơ sở nhiệm kỳ 20 ... – 20 ... bầu ra theo đúng thể thức quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và được Liên đoàn Lao động Quận 11 công nhận tại Quyết định số: ….. ngày…../…./20 .., gồm có các đồng chí sau:
1/ Đ/c ……………………………………… Chủ nhiệm.
2/ Đ/c ……………………………………… Ủy viên.
3/ Đ/c ……………………………………… Ủy viên.
Ủy ban Kiểm tra có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kiểm tra công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết của Ban Chấp hành Công đoàn.
Điều 2: Theo chương 5, điều lệ Công đoàn Việt Nam, Ủy Ban Kiểm tra Công đoàn cơ sở có các nhiệm vụ sau:
2.1/ Giúp Ban Chấp Hành Công đoàn cơ sở thực hiện kiểm tra việc chấp hành Điều lệ công đoàn.
2.2/ Kiểm tra Công đoàn cùng cấp và đoàn viên khi tổ chức hoặc đoàn viên có dấu hiệu vi phạm Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của Công đoàn.
2.3/ Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của công đoàn.
2.4/ Giúp Ban Chấp Hành Công đoàn giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Công đoàn; tham gia với các cơ quan chức năng nhà nước giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người lao động.
2.5/ Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra.
CHƯƠNG II
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC ỦY VIÊN ỦY BAN KIỂM TRA
Điều 3: Chủ Nhiệm Ủy ban Kiểm tra chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của Ủy ban kiểm tra trước Ban Chấp Hành Công đoàn cơ sở và Ủy Ban Kiểm tra Công đoàn Liên đoàn Lao động Quận 11. Chủ nhiệm có nhiệm vụ:
3.1/ Thay mặt Ủy ban Kiểm tra tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo mọi hoạt động của Ủy ban kiểm tra, giải quyết các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp của Ủy ban Kiểm tra.
3.2/ Ký các văn bản của Ủy ban Kiểm tra gởi cấp trên và triệu tập các cuộc họp thường xuyên hoặc đột xuất của Ủy ban Kiểm tra.
Điều 4: Đối với các Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Công đoàn:
4.1/ Tham dự đầy đủ các cuộc họp và tham gia các hoạt động của Ủy ban Kiểm tra theo triệu tập và phân công của Chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra.
4.2/ Được mời tham dự các kỳ họp của Ban Chấp Hành Công đoàn cơ sở, được tạo điều kiện để thực hiện các chương trình kiểm tra.
CHƯƠNG III
NGUYÊN TẮC VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA ỦY BAN KIỂM TRA
Điều 5: Ủy ban Kiểm tra làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ:
5.1/ Quyết định của Ủy ban Kiểm tra được biểu quyết theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số.
5.2/ Ủy ban Kiểm tra Công đoàn mỗi ….... họp một lần để kiểm điểm các công việc đã và chưa làm được của ……. qua, đồng thời đề ra kế hoạch hoạt động của tháng tới dựa trên kế hoạch hoạt động cả năm của Ủy ban Kiểm tra đã được thông qua Ban Chấp Hành Công đoàn cơ sở.
Điều 6: Mối quan hệ làm việc của Ủy ban Kiểm tra Công đoàn cơ sở:
Ủy ban Kiểm tra Công đoàn chịu sự chỉ đạo của Ban Chấp Hành Công đoàn cơ sở và sự chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Ủy ban Kiểm tra Liên đoàn Lao động Quận 11.
Điều 7: Chế độ thông tin báo cáo:
7.1/ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Công đoàn có trách nhiệm thông tin các tài liệu có liên quan về công tác kiểm tra cho các Ủy viên.
7.2/ Ủy ban Kiểm tra Công đoàn báo cáo kết quả hoạt động, đề xuất ý kiến, chương trình công tác và các kiến nghị với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở và với Ủy ban Kiểm tra Liên đoàn Lao động Quận 11.
7.3/ Biên bản Kiểm tra đồng cấp được gởi cho Chủ tịch Công đoàn cơ sở và Ủy ban Kiểm tra Liên đoàn Lao động Quận 11.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 8: Các Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Nhiệm kỳ 20 ... – 20 ... có trách nhiệm thực hiện Quy chế và Chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm tra có trách nhiệm tổ chức, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện quy chế này.
Điều 9: Việc sửa đổi, bổ sung quy chế do Hội nghị Ban Chấp Hành Công đoàn cơ sở xem xét và quyết nghị. Quy chế này gồm bốn chương với chín điều đã được Hội nghị Ban Chấp Hành Công đoàn Cơ sở biểu quyết thông qua ngày …./…. / 20 ... và có hiệu lực kể từ ngày ký.
TM. BCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ |
CHỦ TỊCH |
(Ký tên, đóng dấu) |