Công tác vận động nữ công nhân viên chức, lao động.

I. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NỮ CNVC-LĐ


Trãi qua hơn 80 năm hình thành và phát triển, công đoàn Việt Nam luôn xem công tác vận động nữ CNVC-LĐ là một nội dung quan trọng, là công việc thường xuyên của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ công đoàn các cấp. Do đó, công tác vận động nữ CNVC-LĐ được quán triệt trong mọi hoạt động của tổ chức công đoàn. Trong văn kiện Đại hội X Công đoàn Việt Nam đã khẳng định phong trào nữ CNVC-LĐ đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.


1. Ví trí, vai trò của nữ CNVC-LĐ


1.1 Đối với xã hội


- Nữ CNVC, LĐ là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam và tổ chức công đoàn.

- Là lực lượng lao động xã hội đông đảo đang tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

- Là hội viên Hội LHPN Việt Nam, là lực lượng nòng cốt trong phong trào phụ nữ cả nước.


1.2 Đối với gia đình


Nữ CNVC-LĐ có vai trò quan trọng trong tổ chức cuộc sống gia đình, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc


2. Những căn cứ xác định trách nhiệm của tổ chức công đoàn đối với công tác vận động nữ CNVC-LĐ.


- Nghị quyết 4C/NQ-TLĐ ngày 05/01/1996 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ VN về công tác vận động nữ CNVC-LĐ của tổ chức công đoàn trong tình hình mới.

- Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 27/4/2007 về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Luật công đoàn năm 1990, Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

- Nghị quyết Đại hội X Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2008 – 2013.


3.  Mục tiêu về công tác vận động nữ CNVC-LĐ


- Nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ nữ CNVC-LĐ; xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ nữ của tổ chức công đoàn; tạo sự chuyển biến mới trong công tác nữ công của các cấp công đoàn.


- Phát huy tinh thần làm chủ, khơi dậy tiềm năng và sức sáng tạo của lao động nữ trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nâng cao địa vị lao động nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong thời kỳ mới.


- Thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của lao động nữ. Tập hợp đông đảo lao động nữ vào tổ chức công đoàn.


4. Nội dung công tác vận động nữ CNVC-LĐ


- Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về mọi mặt cho nữ CNVC-LĐ.

- Tham gia xây dựng, kiểm tra giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với lao động nữ.

- Tổ chức các phong trào thi đua trong lao động nữ; các hoạt động xã hội từ thiện.

- Tham mưu đề xuất về công tác cán bộ nữ…


II. HOẠT ĐỘNG CỦA BAN NỮ CÔNG CĐCS


1. Cơ cấu tổ chức


Ban nữ công công đoàn các cấp không quá 7 người do Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp ra quyết định thành lập và chỉ định các thành viên trong Ban Nữ công (Ban Nữ công quần chúng). Cơ cấu Ban nữ công quần chúng của công đoàn cấp trên cơ sở gồm đại diện Ban nữ công cơ sở và cán bộ chuyên trách công đoàn cấp trên cơ sở. Ban nữ công CĐCS bao gồm 01 Trưởng ban còn lại là các ủy viên đại diện các phòng ban, phân xưởng (nơi nào có trên 5 ủy viên có thể có 1 Phó ban).


Đối với CĐCS có dưới 10 đoàn viên nữ thì phân công 1 ủy viên phụ trách công tác nữ công.


Tổ, nhóm nữ công.


2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban nữ công CĐCS


- Tham mưu Ban chấp hành công đoàn xây dựng chương trình, nội dung công tác vận động nữ CNVC-LĐ trong nhiệm kỳ và hàng năm.


- Nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của nữ CNVC-LĐ phản ánh, đề xuất với Ban chấp hành công đoàn. Giám sát thực hiện chế độ chính sách lao động nữ, tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ CNVC-LĐ.


- Phát hiện bồi dưỡng đoàn viên nữ ưu tú để giới thiệu cho Ban chấp hành công đoàn trong quá trình tham gia công tác quy hoạch, đào tạo và xem xét giới thiệu bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo các cấp.


- Đại diện cho nữ CNVC-LĐ tham gia các tổ chức hợp pháp có liên quan đến lao động nữ, trẻ em, dân số, gia đình, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.


- Tuyên truyền giáo dục trong nữ CNVC-LĐ về đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước nói chung và những nội dung có liên quan đến lao động nữ nói riêng. Tổ chức phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”. Vận động nữ CNVC-LĐ tham gia các hoạt động xã hội và các phong trào thi đua chung do công đoàn phát động.


3 Nội dung hoạt động của Ban Nữ công CĐCS


- Nghiên cứu đề xuất với Ban chấp hành CĐCS về nội dung chương trình công tác vận động nữ CNVC-LĐ nhằm thực hiện tốt chủ trương Nghị quyết của Ban chấp hành CĐCS và chương trình công tác của Ban Nữ công công đoàn cấp trên.

- Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách chế độ đối với lao động nữ và trẻ em.

- Tổ chức các hoạt động trong nữ CNVC-LĐ có đặc thù về giới (các hoạt động chào mừng quốc tế phụ nữ 8/3, kỷ niệm ngày thành lập hội LHPN VN…).

- Đại diện cho nữ CNVC-LĐ tham gia các tổ chức hợp pháp có liên quan đến lao động nữ, trẻ em, dân số, gia đình, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

- Tuyên truyền, giáo dục nữ CNVC-LĐ về chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước nói chung và những nội dung liên quan đến lao động nữ nói riêng.

- Tổ chức phong trào thi đua : phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” trong nữ CNVC-LĐ, và các phong trào thi đua khác phù hợp với đơn vị mình.

- Vận động nữ CNVC-LĐ tham gia các hoạt động xã hội và các phong trào thi đua chung do công đoàn phát động.

- Tổ chức các hoạt động chăm lo cho nữ và con CNVC-LĐ như xây dựng chương trình học bổng Nguyễn Đức Cảnh.


4. Trách nhiệm của Trưởng Ban nữ công CĐCS


- Chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ, Ban Chấp hành CĐCS về hoạt động của Ban Nữ công.


- Xây dựng chương trình công tác.


- Tổ chức phân công các ủy viên.


- Truyền đạt các Nghị quyết, chỉ thị của cấp trên về công tác nữ.


- Chuẩn bị nội dung sinh hoạt, kế hoạch sơ – tổng kết.


- Tham mưu cho Ban Chấp hành CĐCS tổ chức các hoạt động nhân các lễ kỷ niệm liên quan về giới như Quốc tế Phụ nữ 8/3, Ngày Gia đình Việt nam 28/6, Tết thiếu nhi 1/6, Tết Trung thu, kỷ niệm ngày thành lập hội LHPN VN 20/10.


- Báo cáo kết quả hoạt động.

 

5. Mối quan hệ của Ban nữ công


- Với Ban nữ công cấp trên và BCH công đoàn cùng cấp: Ban nữ công CĐCS chịu sự chỉ đạo trực tiếp và có trách nhiệm báo cáo theo quy định.

- Với các ban khác của Ban chấp hành CĐCS và các phòng ban, đơn vị chuyên môn đồng cấp đây là mối quan hệ phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động nữ tại đơn vị.

 

6. Phương pháp hoạt động của Ban Nữ công công đoàn cơ sở : Phương pháp vận động, thuyết phục, động viên, xây dựng chương trình kế hoạch.

 

Thông qua mạng lưới của Ban nữ công (các ủy viên Ban nữ công, tổ nhóm nữ công)


7. Hình thức hoạt động : Đa dạng các hình thức tùy theo điều kiện cụ thể của từng đơn vị, có nhiều sáng tạo trong hoạt động thu hút được nhiều chị em tham gia.


CÁC ĐƠN VỊ LIÊN KẾT

may rang ca phe ca phe sach ca phe nguyen chat may photocopy thue may photocopy