Bác Tôn Đức Thắng, một nhà yêu nước vĩ đại, người chiến sĩ cộng sản kiên cường mẫu mực, lãnh tụ kính mến của GCCN và nhân dân các dân tộc Việt Nam.
Bác Tôn Đức Thắng, một nhà yêu nước vĩ đại, người chiến sĩ cộng sản kiên cường mẫu mực, lãnh tụ kính mến của GCCN và nhân dân các dân tộc Việt Nam.
TS. Dương Văn Sao
Viện Công nhân - Công đoàn
Bác Tôn Đức Thắng, một nhà yêu nước vĩ đại, người chiến sĩ cộng sản kiên cường mẫu mực, lãnh tụ kính mến của GCCN và nhân dân các dân tộc Việt Nam. Bác Tôn là hình mẫu phong phú, hoàn chỉnh về lối sống, lẽ sống, nhân cách, đạo đức cách mạng cần kiệm, liêm chính, suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Cuộc đời sự nghiệp của Bác Tôn mãi mãi là tấm gương sáng cho lớp lớp các thế hệ người Việt nam nói chung, cho các thế hệ GCCN Việt Nam nói riêng noi theo. Bác Tôn Đức Thắng đã có những cống hiến to lớn, quan trọng đối với GCCN và tổ chức Công đoàn Việt Nam, thể hiện rỏ trên một số lĩnh vực cơ bản sau:
1. Bác Tôn thuộc thế hệ công nhân đầu tiên của GCCN Việt Nam, là một trong những người công nhân xuất sắc nhất, một hình mẫu của người công nhân Việt Nam về sự uyên thâm nghề nghiệp và về tinh thần yêu nước nồng nàn
Vào lúc thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1924), GCCN nước ta đang trong quá trình hình thành, cũng là lúc Bác Tôn học xong tiểu học. Năm 1906, Bác Tôn đến Sài Gòn học nghề, chuẩn bị hành trang cho mình bước vào cuộc đời người thợ.
Năm 1910 Bác Tôn vào làm thợ ở xưởng Kroff thuộc Sở kiến trúc cầu đường và nhà cửa ở Sài Gòn. Bước vào cuộc đời người thợ, Bác Tôn không chỉ thuộc thế hệ những công nhân đầu tiên của GCCN nước ta, giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến đang trong quá trình hình thành, phát triển, mà còn là một trong những người thợ thực sự giỏi về chuyên môn, nghề nghiệp lúc bấy giờ. Do có tay nghề giỏi, nên khi làm thợ, Bác Tôn thường được cử đi sửa chữa máy móc ở nhiều nơi, có khi vào xưởng Ba Son, khi thì vào trường Bách nghệ, đã tạo cho Bác Tôn có điều kiện tiếp xúc, trao đổi với nhiều đối tượng công nhân. Bác Tôn không chỉ thuộc thế hệ những công nhân đầu tiên, thế hệ những công nhân giỏi về chuyên môn nghề nghiệp của GCCN Việt Nam, mà còn là người công nhân có lòng yêu nước nồng nàn, có khát vọng đấu tranh cách mạng kiên cường, cháy bỏng
Ngay từ khi đang học trong trường nghề, năm 1909, Bác Tôn đã vận động anh em học sinh lính thủy bỏ học nghề, đấu tranh chống bắt phải làm việc nhiều, ăn khổ, chống chế độ bắt lính. Năm 1910, Bác Tôn đã lãnh đạo cuộc đấu tranh của công nhân kiến trúc cầu đường. Năm 1912 Bác Tôn đã cùng với một số anh em tổ chức và lãnh đạo cuộc bãi công của học sinh trường Bách nghệ đ̣i tăng lương, chống đánh đập, cúp phạt, tổ chức các hội ái hữu... Tháng 4 năm 1919, Bác Tôn dũng cảm cùng anh em thủy thủ trên chiến hạm của Pháp đứng lên phản chiến. Chính Bác Tôn là người đã kéo lá cờ đỏ treo trên chiến hạm France để chào mừng nước Nga Xô Viết.
Tháng 8 năm 1923, Bác đã lãnh đạo cuộc bãi công của gần một nghìn công nhân Ba Son ngăn cản chuyến đi của chiến hạm Michelet sang đàn áp cách mạng Trung Quốc. Ngày 23 tháng 7 năm 1929, Bác Tôn bị thực dân Pháp bắt và bị ṭa án kết án tù 20 năm. Ngày 3 tháng 7 năm 1930, Bác Tôn bị đày đi Côn Đảo trên chuyến tàu Hadmand Rouseaus, 15 năm ở nhà tù Côn đảo không hề làm giảm ý chí kiên cường đấu tranh của người chiến sĩ cách mạng, người thợ Tôn Đức Thắng. Ngay sau khi đến nhà tù Côn đảo, Bác Tôn đã cùng với những người trung kiên sáng lập ra "Hội những người tù đỏ" làm hạt nhân lãnh đạo khối tù. Cách mạng Tháng 8 thành công, ngay sau khi thoát khỏi nhà tù, gông xiềng, vừa đặt chân đến đất liền, Bác Tôn lại tham gia ngay vào cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. ở Bác Tôn dù bất kỳ làm gì, ở đâu, trong hoàn cảnh nào thì chất người công nhân, người chiến sĩ cách mạng vẫn luôn hòa quyện chặt chẽ, luôn một lòng một dạ trung thành với mục tiêu, ly tưởng của GCCN, suốt đời đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho quyền lợi của nhân dân. Bác Tôn thực sự là thế hệ công nhân tiêu biểu nhất của GCCN Việt nam.
2. Bác Tôn - một trong những người đầu tiên, truyền bá, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, kinh nghiệm của phong trào công nhân quốc tế vào xây dựng phong trào công nhân Việt Nam; người có nhiều đóng góp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xuất thân từ công nhân
Năm 1916 Bác Tôn bị động viên vào làm thợ máy cho Hải quân Pháp, nên sớm có điều kiện tiếp xúc, giao lưu với công nhân Pháp và công nhân các nước thuộc địa, sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức chính trị, Bác Tôn đã luôn tìm cách tiếp cận với những sách báo tiến bộ. Ngay sau khi Công hội bí mật được thành lập, Bác Tôn đã tổ chức liên lạc chặt chẽ với công nhân, thủy thủ tàu biển để nhận báo chí tiến bộ, như báo Nhân đạo; Người cùng khổ, Việt Nam hồn và những bài báo của Nguyễn ái Quốc viết về Đông Dương từ Pháp, Trung Quốc gửi về. Bác Tôn đã thường xuyên tổ chức cho anh em chèo thuyền ra sông đọc sách, báo hoặc tự mình nói lại cho anh em nghe về những cuộc đấu tranh của công nhân thế giới.
Trong quá trình lãnh đạo công hội bí mật, Bác Tôn đã chủ động bắt liên lạc với một số đồng chí trong tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên, đã tự nguyện gia nhập và giới thiệu các đồng chí trong nhóm trung kiên cùng gia nhập tổ chức này. Bác Tôn đă trực tiếp bồi dưỡng, phát hiện, giới thiệu và đưa nhiều thanh niên công nhân có tâm huyết sang Quảng Châu học tập, để trở về hoạt động trong phong trào công nhân. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng Bác Tôn luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xuất thân từ công nhân, Bác Tôn đă trực tiếp giáo dục, phát hiện đào tạo, bồi dưỡng nhiều công nhân tiêu biểu như: Nguyễn Văn Nghi, Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Văn Dung, Ngô Văn Năm, Lê Văn Lưỡng… Những cán bộ này đều được lựa chọn từ phong trào công nhân của nhà máy Ba Son để trở thành những cán bộ lớp đầu tiên của phong trào công nhân và hoạt động công đoàn, mà tên tuổi, sự nghiệp của họ gắn liền với phong trào đấu tranh của GCCN nước ta.
Bác Tôn, người đă tích cực chuẩn bị mảnh đất tốt để gieo trồng, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và sớm chuẩn bị những điều kiện cho công nhân thợ thuyền Ba Son dễ dàng tiếp thu những quan điểm, tư tưởng mới, tạo cơ sở, nền tảng cho công nhân nâng cao giác ngộ dân tộc, giác ngộ giai cấp. Ngay trong những lúc khó khăn, gian khổ và nguy hiểm nhất ở xà lim tù đày của kẻ thù, Bác Tôn vẫn tranh thủ mọi thời gian nghiên cứu sách báo, nghiên cứu lư luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, không chỉ tự ḿnh nghiên cứu lư luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Bác Tôn còn tìm cách để tuyên truyền và tổ chức cho anh em trong tù cùng nghiên cứu. Tại nhà tù Côn Đảo cuối năm 1932, Bác Tôn đã tham gia cùng các đồng chí trong chi ủy của nhà tù Côn Đảo xuất bản tờ báo “ý kiến chung”. Đến đầu năm 1935 lại tham gia cho ra đời tạp chí “Tiến lên” để làm phương tiện tuyên truyền chỉ đạo, hướng dẫn những người cộng sản trong nhà tù Côn Đảo đấu tranh. Những ngày ở nhà tù Côn Đảo Bác Tôn còn tranh thủ sự ủng hộ của một số binh lính và công chức Pháp ở Côn đảo, nhờ mua hộ sách báo tiến bộ, nhất là các sách kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin do nhà xuất bản Xă hội Pháp ở Pari ấn hành để nghiên cứu và tuyên truyền trong nhà tù.
Bác Tôn đã giành trọn vẹn cuộc đời cho việc tìm đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và cho việc tìm những mảnh đất tốt và tạo điều kiện thuận lợi để gieo trồng chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân, hoạt động công đoàn Việt Nam và đào tạo bồi dưỡng cán bộ xuất thân từ công nhân cho cách mạng.
3. Bác Tôn người đầu tiên tổ chức ra Công hội cách mạng ở nước ta, người đặt cơ sở, nền móng cho lư luận và nghiệp vụ công tác công đoàn Việt Nam
Năm 1916, khi bị động viên vào làm thợ máy cho hải quân Pháp, trong những năm tháng sống ở Pháp và tham gia phong trào đấu tranh của thủy thủ Pháp, Bác Tôn đă ý thức được sức mạnh của giai cấp công nhân nếu họ được tổ chức. Từ những kinh nghiệm tích lũy được khi tham gia tổ chức hoạt động công đoàn ở thành phố Toulon miền Nam nước Pháp, năm 1920 khi trở về Sài G̣òn, Bác Tôn đã sớm nhận thấy cần phải tổ chức ra Công hội nhằm tập hợp, tuyên truyền, giác ngộ, vận động công nhân thành tổ chức để đấu tranh chống áp bức, bóc lột, đ̣i độc lập dân tộc. Từ thực tế phong trào công nhân và điều kiện cụ thể của nước ta trong những năm đầu của thế kỷ XX, theo Bác Tôn ở Việt Nam Công hội ra đời không chỉ nhằm tập hợp công nhân đấu tranh đ̣i quyền lợi về kinh tế mà còn phải đ̣i cả quyền lợi về chính trị.
Do Công hội ở Việt Nam thời điểm này phải hoạt động bí mật. Bác Tôn đă tích cực vận động thành lập Công Hội, đã cùng với một số anh em lập xưởng sửa chữa xe hơi ở Phú Nhuận, dùng đó làm nơi gặp gỡ, tuyên truyền vận động, tập hợp anh em công nhân, đồng thời để lấy tiền cho Công hội bí mật hoạt động và để giải quyết công ăn việc làm cho một số anh em. Vào năm 1920, Công hội cách mạng bí mật đầu tiên ở Nam bộ đã được thành lập,. Ban chấp hành Công hội gồm: Tôn Đức Thắng ( thợ máy hãng Krốp) Hội trưởng; Nguyễn văn Cân (thợ nguội hăng FACI) phó hội trưởng; Đặng Văn Sâm (thợ nhà đèn) thủ quỹ, ngoài ra công hội còn có Trần Trương (Sáu Trương), Đặng Văn Sửu (Nhuận), Trần Văn Ḥa (Ba ḥa) Trần Ngọc Giai (Thuận Hóa). Công hội bí mật do Bác Tôn sáng lập ra đời với mục đích là đoàn kết, tương trợ bênh vực quyền lợi của giai cấp công nhân, đấu tranh chống áp bức, bóc lột của bọn đế quốc và tay sai.
Thời kỳ đầu mới thành lập, những thành viên của Công Hội bí mật quy ước với nhau: chỉ kết nạp vào hội những người yêu nước, có tinh thần hăng hái đấu tranh, biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau, trong lúc khó khăn, bệnh tật. Các thành viên trong Công hội bí mật cũng đă thống nhất thu hội phí công hội theo từng tháng, mỗi người góp một ngày lương trở xuống. Sự ra đời của Công hội bí mật đầu tiên ở nước ta đánh dấu một thời kỳ mới trong lịch sử của GCCN Việt Nam, thời kỳ GCCN Việt Nam bắt đầu chuyển sang giai đoạn đấu tranh từ tự phát sang tự giác, từng bước đưa giai cấp công nhân Việt Nam lên vũ đài chính trị và trở thành lực lượng chính trị độc lập, mở đầu cho giai đoạn đấu tranh mới, giai đoạn đấu tranh có tổ chức.
Ngay sau khi Công hội bí mật ra đời, các cuộc bãi công của công nhân do Công hội bí mật tổ chức tuy là đấu tranh kinh tế, nhưng đã mang tinh chất chính trị rơ rệt. Công hội bí mật đã chú trong mở rộng quan hệ với các tầng lớp tiến bộ khác, nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng trong xã hội. Bác Tôn - người sáng lập ra Công hội bí mật đă thường xuyên cùng anh em công nhân về các tỉnh để tuyên truyền tinh thần yêu nước trong bà con chòm xóm, nhằm xây dựng quan hệ gắn bó những người yêu nước ở các vùng quê với Công hội.
Đối với phong trào yêu nước của tầng lớp trí thức tiểu tư sản, Công hội bí mật cũng tích cực ủng hộ và tham gia tất cả các cuộc mít tinh, biểu tình công khai, nhưng Công hội bí mật vẫn giữ riêng tổ chức độc lập. Hoạt động của Công hội bí mật tuy còn sơ khai, nhưng đã biểu hiện tinh thần đoàn kết giai cấp công nhân Việt Nam với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội.
Từ thực tiễn vận động thành lập và lãnh đạo Công hội bí mật hoạt động, Bác Tôn người đă góp phần quan trọng vào việc đặt cơ sở, nền móng cho lư luận, nghiệp vụ công tác công đoàn Việt Nam hiện nay, tiêu biểu cho lư luận, nghiệp vụ công tác công đoàn đó là: công tác tổ chức, nội dung, phương pháp hoạt động của Công đoàn phải xuất phát từ tình hình cụ thể của phong trào công nhân, xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của mỗi giai đoạn cách mạng. Hoạt động công đoàn phải gắn chặt việc thực hiện mục tiêu kinh tế với mục tiêu chính trị, phải kiên trì vận động, thuyết phục và chú trong công tác tuyên truyền vận động, tập hợp công nhân, lao động. Để nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự gắn bó của đoàn viên với tổ chức và để có kinh phí hoạt động, công đoàn phải có quy định thống nhất hàng tháng đoàn viên phải đóng đoàn phí. Cán bộ Công đoàn là nhân tố hết sức quan trọng, cần phải quan tâm thường xuyên đến việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Cán bộ công đoàn phải sâu sát quần chúng. Công đoàn phải quan tâm xây dựng quan hệ đoàn kết, thống nhất trong tổ chức. Đồng thời phải chú trọng xây dựng quan hệ đoàn kết với các tổ chức, các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội.
4. Bác Tôn - một trong những người đầu tiên nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản và trực tiếp có nhiều đóng góp quan trọng vào xây dựng quan hệ đoàn kết giữa GCCN Việt Nam với GCCN các nước trên thế giới
Bác Tôn một trong những người công nhân Việt Nam đầu tiên hoạt động trong phong trào công nhân, công đoàn Pháp, Người trực tiếp tham gia xây dựng quan hệ giữa GCCN Việt Nam và GCCN Pháp. Tháng 9 năm 1916, khi đang theo học trường thợ máy á Châu tại Sài Gòn, Bác Tôn bị chính quyền thực dân động viên vào đội lính thợ phục vụ cho quân đội Pháp tại xưởng áenal de Toulon (miền Nam nước Pháp). Tại đây Bác Tôn đã tự nguyện gia nhập Nghiệp đoàn công nhân Pháp, cùng làm việc với những người lao động Pháp và lao động các nước thuộc địa, thuộc các màu da, dân tộc khác nhau. Bác Tôn đă nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống và lao động của GCCN Pháp đã tích cực vận động anh em thủy thủ, thợ máy Pháp và các nước thuộc địa đấu tranh chống tệ phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử giữa sĩ quan và binh lính trong quân đội Pháp.
Sống, làm việc cùng thủy thủ các nước, Bác Tôn đã dần dần hình thành tình cảm với những người chiến sĩ đấu tranh bảo vệ nước Nga cách mạng. Bác Tôn đã đồng tình với những người bạn Pháp đang vận động phản chiến, chống lại lệnh chiến đấu của chỉ huy. Ngày 19 tháng 4 năm 1919, thủy thủ trên chiến hạm France họp bàn lập kế hoạch sẽ hành động, Bác Tôn được giao nhiệm vụ kéo lá cờ đỏ mở đầu cuộc binh biến của thủy thủ trong buổi lễ chào cờ sáng ngày 20 tháng 4 năm 1919. Từ một người yêu nước, Bác Tôn đă trở thành một chiến sĩ quốc tế trong sáng, người công nhân Việt Nam đầu tiên anh dũng tham gia đấu tranh ủng hộ GCCN và bảo vệ thành quả cách mạng Tháng Mười Nga. Tháng 8 năm 1925 trên đường chở quân sang Trung Quốc, hạm đội Pháp gồm các chiến hạm Julé Mitchelet, Julé Ferry và Le Maine cập cảng Sài Gòn, Chiếc Đô đốc hạm Mitchelet bị hỏng phải đưa vào xưởng Ba Son để sửa chữa gấp. Nắm được âm mưu của kẻ thù, với tinh thần quốc tế trong sáng, cao cả, Bác Tôn đã quyết định cùng với ban lãnh đạo Công hội Sài Gòn - Chợ Lớn vận động công nhân Ba Son kéo dài thời gian sửa chữa tàu Mitchelet đến mãi ngày 28 tháng 11 năm 1925, để ủng hộ những người anh em công nông Trung Quốc.
Những sự kiện trên là biểu hiện đẹp đẽ của tinh thần đoàn kết quốc tế cao cả, sự trưởng thành về ư thức chính trị của Bác Tôn, cũng như của GCCN Việt Nam trong đấu tranh cách mạng. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Tôn Đức Thắng có nhiều đóng góp quan trọng vào việc xây dựng, vun đắp t́nh đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các dân tộc Pháp, Nga và nhân dân các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Đặc biệt, Bác Tôn đã phấn đấu không mệt mỏi vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc 3 nước Đông Dương trên nguyên tắc tự nguyện, binh đẳng.
2
5. Phẩm chất, đạo đức trong sáng, ư chí phấn đấu kiên cường, bền bỉ của Bác Tôn là tấm gương sáng, là hình mẫu cho các thế hệ công nhân Việt Nam phấn đấu, rèn luyện, noi theo
Cuộc đời hoạt động của Bác Tôn rất phong phú, đa dạng, từ học nghề, làm thợ, làm lính đến tổ chức đấu tranh, từ tù đày Côn đảo đến tham gia kháng chiến, tham gia các chức vụ quan trọng trong bộ máy lănh đạo Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị. Từ trực tiếp tham gia hoạt động trong phong trào công nhân, công đoàn ở nước ngoài, đến tham gia hoạt động ở trong nước. Dù ở đâu, Bác Tôn cũng luôn thể hiện rỏ một người yêu nước, thương dân nhất mực, người có tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng, chia sẻ ngọt bùi, tương thân tương ái, trọng nghĩa khí, ghét áp bức bất công, cần cù sáng tạo, bao dung, độ lượng.
Khi bị bắt giam, đày đọa hơn 15 năm trời trong ngục tù Côn Đảo, với những cực hình hết sức dã man, nhốt vào hầm xay lúa, nhốt vào hầm tối, tay chân bị xiềng xích, kềm kẹp, bị đánh đập tàn bạo, bị bỏ đói, khát, Bác Tôn vẫn giữ vững tinh thần cách mạng kiên cường và sự trung thành vô hạn đối với Đảng, luôn tin tưởng ở tương lai tươi sáng của dân tộc, luôn vui vẻ, không bao giờ sao nhãng công tác cách mạng, chịu khó nghiên cứu, học tập lý luận. Bản lĩnh và hành động của Bác Tôn làm kẻ thù phải, kính nể, đồng chí, bạn bè càng quư trọng, kính phục. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng dù ở đâu, với những cương vị quan trọng khác nhau của Đảng, Nhà nước, Bác Tôn vẫn giữ vững những đức tính vốn có của mình, ăn những món ăn giản dị, như những món ăn của quê nhà,vẫn mặc như những người bình thường, ghét sự xa hoa, lãng phí, ham lao động trí óc và chân tay.
Bác Tôn luôn chăm lo, giữ gìn, củng cố tình đoàn kết đồng chí, đồng bào, đoàn kết với các nước anh em và bè bạn quốc tế vì độc lập thống nhất tổ quốc, vì chủ nghĩa xă hội, vì hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc. Trong công tác cũng như trong sinh hoạt, Bác Tôn Đức Thắng luôn nêu tấm gương mẫu mực, sáng ngời về tính nguyên tắc, tính tổ chức, dù làm việc lớn, việc nhỏ đều phấn đấu không mệt mỏi, đều tuân thủ quyết định của tổ chức.
Cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác Tôn là tấm gương sáng về lòng trung thành, tận tụy, về tinh thần anh dũng, bất khuất, về đức tính khiêm tốn, giản dị. Như cố Thủ tưởng Phạm Văn Đồng đă viết "di sản quý báu nhất mà đồng chí Tôn Đức Thắng để lại cho nhân dân là chất người Tôn Đức Thắng..., tinh túy của chất người ấy là lòng thương nước, yêu dân, niềm ưu ái với đồng bào, đồng chí, niềm tin sắt đá vào thắng lợi của cách mạng, mặc dù khó khăn, gian khổ, nhưng tinh thần một lòng một dạ phục vụ nhân dân, đức chí công vô tư, quên mình, sự khiêm tốn giản dị, hồn nhiên trong sáng. Đó là chất cách mạng tinh khiết, không gì làm phai nhạt được, từ thưở thanh niên đến cuối đời, vượt qua muôn trùng thử thách ngày càng ngời lên đẹp đẽ và cao quý".
Phẩm chất đạo đức, ý chí phấn đấu bền bỉ, kiên cường của Bác Tôn Đức Thắng tượng trưng cho tinh hoa phẩm chất cách mạng của GCCN và nhân dân Việt nam. Đạo đức của Bác Tôn là kiểu mẫu phong phú, hoàn chỉnh về lối sống, nhân cách của một người cách mạng suốt đời hoạt động vì nước, vì dân, về tấm lòng trung thành, dũng cảm, thể hiện ý chí sức mạnh phi thường không gì lay chuyển nổi. Bác Tôn mãi mãi là tấm gương sáng, là hình mẫu cho các thế hệ công nhân Việt Nam noi theo.