Xây dựng chương trình học bổng Nguyễn Đức Cảnh tại Công đoàn cơ sở.


XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG NGUYỄN ĐỨC CẢNH

TẠI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ


Bà Nguyễn Thị Bích Thủy - PCT LĐLĐ TP.HCM

trao học bổng Nguyễn Đức Cảnh cho con CNLĐ


1. Sự cần thiết xây dựng chương trình học bổng Nguyễn Đức Cảnh:


- Vào những năm 1990 của thế kỷ XX, cùng cả nước, thành phố Hồ Chí Minh tập trung thực hiện công cuộc đổi mới và tình hình kinh tế ngày càng chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, đời sống CNVC-LĐ nói chung còn gặp nhiều khó khăn, xuất hiện tình trạng con CNVC-LĐ phải nghỉ học sớm tìm việc làm phụ giúp gia đình.


- Hỗ trợ gia đình CNVC-LĐ có hoàn cảnh khó khăn có nguy cơ con phải nghỉ học có điều kiện tiếp tục đến trường; động viên, khuyến khích các cháu học giỏi.


- Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh chính thức phát động cuộc vận động xây dựng chương trình học bổng Nguyễn Đức Cảnh trong toàn hệ thống công đoàn thành phố vào năm 1994 nhằm thực hiện tốt chức năng chăm lo bảo vệ đoàn viên công đoàn, người lao động.


2. Mục tiêu chương trình học bổng Nguyễn Đức Cảnh:


Theo tinh thần Nghị Quyết 06/NQ-BTV ngày 16/3/2010 của Ban Thường vụ LĐLĐ TP. Hồ Chí Minh về “Tiếp tục đẩy mạnh hiệu quả chương trình học bổng Nguyễn Đức Cảnh”, chương trình học bổng Nguyễn Đức Cảnh cần tập trung vào các mục tiêu sau:


- Học bổng Nguyễn Đức Cảnh tập trung chăm lo cho các cháu học sinh là con đoàn viên công đoàn, CNVC-LĐ có hoàn cảnh khó khăn để có thêm điều kiện tiếp tục đến trường, hạn chế trường hợp bỏ học; đồng thời, động viên các cháu phấn đấu học tập vì một tương lai tươi sáng hơn.


- Học bổng Nguyễn Đức Cảnh hoạt động hiệu quả là việc làm thiết thực tạo sự gắn bó của đoàn viên công đoàn, người lao động với tổ chức công đoàn; đồng thời nâng cao vị trí vai trò của tổ chức công đoàn trong các hoạt động xã hội.


- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của cán bộ công đoàn, CNVC-LĐ, đặc biệt tăng cường vận động các CĐCS khu vực ngoài nhà nước trong việc xây dựng nguồn và trao học bổng Nguyễn Đức Cảnh cho con CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn.


3. Đối tượng xét trao học bổng Nguyễn Đức Cảnh tại công đoàn cơ sở


3.1 Đối tượng 1:


Các cháu đang học phổ thông (từ lớp 1 đến lớp 12), đạo đức tốt, học lực từ trung bình trở lên, có ý chí vươn lên trong học tập nhưng gia đình quá khó khăn có nguy cơ bỏ học cần được hỗ trợ tài chính để có điều kiện tiếp tục đến trường.


3.2 Đối tượng 2:


Các cháu đang học Trung cấp nghề, Cao đẳng, Đại học, học lực khá giỏi trở lên, đạo đức tốt, ưu tiên cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn.


3.3 Đối tượng 3: Khen thưởng động viên cho các cháu đạt thành tích cao trong học tập.


Công đoàn cơ sở ưu tiên xét trao học bổng cho đối tượng 1, nếu có kinh phí mới mở rộng cho đối tượng 2 và 3.


4. Tổ chức xây dựng chương trình học bổng Nguyễn Đức Cảnh


4.1 Công tác tuyên truyền: Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức tuyên truyền trong CNVC-LĐ về mục đích ý nghĩa của việc xây dựng chương trình học bổng Nguyễn Đức Cảnh tại đơn vị.


4.2 Xây dựng nguồn kinh phí trao học bổng Nguyễn Đức Cảnh:


Việc xây dựng kinh phí trao học bổng đòi hỏi Ban chấp hành công đoàn cơ sở phải vận dụng nhiều biện pháp như: Vận động người lao động tự nguyện đóng góp, vận động sự hỗ trợ của người sử dụng lao động, các cấp chính quyền, các nhà hảo tâm… để trao học bổng. Ngoài ra, còn có nhiều biện pháp khác mà công đoàn cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị mình mà xây dựng nguồn kinh phí, đảm bảo tính ổn định và lâu dài của chương trình học bổng Nguyễn Đức Cảnh.


Định mức trao học bổng phải đảm bảo hỗ trợ được cho các em phần nào chi phí của năm học.


Mở sổ thu, chi kinh phí trao học bổng đúng nguyên tắc quản lý tài chính.


4.3 Tổ chức trao học bổng Nguyễn Đức Cảnh:


Công đoàn cơ sở tổ chức lễ trao học bổng vào tháng 7 hàng năm nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (chậm nhất là trước khi bắt đầu năm học mới).

CÁC ĐƠN VỊ LIÊN KẾT

may rang ca phe ca phe sach ca phe nguyen chat may photocopy thue may photocopy