Coi chừng ho nặng do thuốc hạ áp.

 

 

Ho là một trở ngại lớn đối với người bệnh tăng huyết áp khi dùng thuốc hạ áp ức chế men chuyển. Thuốc có thể gây ho mà không phụ thuộc vào liều dùng. Nghĩa là nếu như ai đó đã mẫn cảm với thuốc thì có thể bị ho ngay từ liều hết sức thông thường.

Loại thuốc nằm trong tầm ngắm

Trong các thuốc hạ huyết áp, người ta hay nhắc nhiều đến thuốc ức chế men chuyển. Thuốc này có nhiều ưu điểm trong điều trị huyết áp: tác dụng hạ áp tốt, cải thiện chức năng thận (đây là một điều mà các nhà điều trị luôn mong muốn).


Nhưng một điều cần hết sức cảnh giác với dòng thuốc này là có thể gây ra bệnh tắc nghẽn đường hô hấp trên và gây ho nghiêm trọng do những tác dụng phụ vốn có của nó không dễ gì bỏ được. Đáng ngại hơn khi biến cố trên đường hô hấp chủ yếu gặp ở người già, những đối tượng thường xuyên được kê đơn thuốc có mặt thuốc ức chế men chuyển. Trong các sự cố xảy ra với đường hô hấp trên sau một thời gian dùng thuốc, người ta thường nhắc tới nhiều nhất đó là biến chứng gây ho mạn tính kéo dài.


Hai trong số các thuốc bị chỉ ra nhiều nhất đó là thuốc ức chế men chuyển loại captopril và enalapril. Hai thuốc này khá phổ biến trên thị trường Việt Nam và thế giới, đồng nghĩa với điều này là các biến chứng hô hấp của hai thuốc này là lớn nhất.


Và sự cố ho kéo dài


Tỷ lệ gặp biến chứng ho do thuốc ức chế men chuyển vào khoảng 5-20%. Sở dĩ nó có biên độ dao động rộng như vậy là vì tỷ lệ dùng thuốc hạ áp ức chế men chuyển khác nhau, thời gian dùng khác nhau và cơ địa người bệnh khác nhau.


Thời gian xuất hiện biến chứng ho không quá dài. Thường thì có thể xuất hiện ngay sau tuần đầu tiên tính từ thời điểm đầu tiên điều trị. Cũng có trường hợp xuất hiện muộn hơn nhưng thường là không quá 6 tháng tính từ thời điểm ban đầu dùng thuốc. Thời gian từ 1 tuần đến 6 tháng tính từ thời điểm ban đầu được coi là thời gian theo dõi tác dụng ho của thuốc hạ huyết áp dòng ức chế men chuyển. Và thời gian tối đa cho theo dõi ho là từ 1 tháng đến 15 tháng khi điều trị bằng thuốc hạ áp loại này.


Để cho công bằng nhằm tìm ra nguy cơ gây ho của thuốc hạ áp dòng ức chế men chuyển, người ta đã tiến hành nghiên cứu và so sánh giữa hai nhóm điều trị. Một nhóm dùng thuốc ức chế men chuyển còn một nhóm dùng thuốc loại hydrochlorthiazid, một loại thuốc được coi là an toàn. Kết quả cho thấy, tỷ lệ gây ho của thuốc hạ áp dòng ức chế men chuyển rõ ràng là cao hơn với tỷ lệ gây ho là 19% so với tỷ lệ gây ho của hydrochlorthiazid chỉ là 9%.


Mặc dù thời gian gây ho có khác nhau với những người khác nhau. Nhưng có một điểm kỳ lạ là thuốc có thể gây ho không phụ thuộc vào liều. Tức là, nếu như ai đó đã mẫn cảm với thuốc thì có thể bị ho ngay từ liều hết sức thông thường. Sau khi đã bị ho, người bệnh cũng không ho tăng thêm khi tăng liều điều trị. Nhưng chỉ cần dừng thuốc từ 3-5 ngày là cơn ho tự khắc cắt. Thường sau 2 tuần sẽ hết. Một số người ho kéo dài và phải sau 3 tháng mới chấm dứt.


Cơ chế gây cơn ho tác dụng phụ chưa được mô tả rõ. Có nhiều giả thiết được đề xuất như thuốc làm tăng chất kinin, làm tăng độ nhạy cảm với các chất kích thích như capascin và methacholine, làm tăng chất diện hoạt P, tăng các chất prostaglandin và các leukotriene. Người ta đã thử nghiệm đo độ nhạy cảm với methacholin giữa thời điểm trước và sau dùng thuốc thì thấy độ nhạy cảm với methacholin tăng lên nhiều. Điều đó cho thấy cơ chế gây ra tác dụng phụ là phức tạp và đang được nghiên cứu.


Một khi đã bị ho thì không nên dùng thuốc đó như là một liệu pháp điều trị đơn độc, tức là bạn nên dừng thuốc ức chế men chuyển lại, nên thay bằng các thuốc hạ áp khác ít gây ho hơn như amlodopin và nifedipin. Các thuốc hạ áp dòng ức chế men chuyển thế hệ mới ức chế chọn lọc trên thụ cảm thể nên có ít tác dụng phụ gây ho hơn. Những thuốc này cũng nên được lựa chọn khi người bệnh có sẵn bệnh đường hô hấp.


Trong thời gian bị ho, chú ý không nên dùng thuốc long đờm. Vì nếu dùng thuốc long đờm, người bệnh càng ho dữ dội và khó có thể chịu đựng được. Khi kê đơn thuốc cho bệnh nhân cần hỏi rất kỹ tiền sử ho hen, nhất là với bệnh nhân nữ. Điều này tránh được tác hại cho người bệnh.


BS. Lê An Viên

CÁC ĐƠN VỊ LIÊN KẾT

may rang ca phe ca phe sach ca phe nguyen chat may photocopy thue may photocopy